Qua Hải Vân...(Bút ký-Trần Đình Bảo)
Đăng ngày: 12:02 27-08-2011 Thư mục: Văn
Ngắm mây bay đỉnh đầu
Hỏi trời cao đất thẳm
Em bây giờ ở đâu?-T. Đ. B
“Tháng Hai Hoà Ninh, tháng Ba Nam Ô
Những ngày quân qua miền Trung cằn khô
Một bước quê hương một vùng đất khổ
Xơ xác trong nhau những ánh mắt chờ...”
Chấm dứt khoảng trời bom đạn mịt mờ, cùng những ngã đường loạn ly dài dằng dặc, tôi bắt đầu gắn bó và yêu thương trìu mến với mảnh đất gian khó nhiều nắng hạn, lắm mưa dầm. Mảnh đất có không biết bao nhiêu là sông là suối, chập chùng bao nhiêu đồi núi. Những dãy núi đâm ngang ra tới tận biển xanh, của rặng cuối Trường Sơn Nam - mà thi thoảng người ta vẫn còn gọi là Nam Sơn. “Kẻ nhân thích núi. Kẻ trí thích biển”. Thuở bé, tôi đã làm gì biết đến câu danh ngôn ám ảnh ấy, chỉ biết là vẻ uy nghi, huyền bí và trầm mặc của những Bà Nà, Bạch Mã, Hải Vân... đã mê hoặc tôi suốt những tháng năm nhỏ dại. Cho mãi đến tận bây giờ, hồi tưởng lại, tôi cũng vẫn không tài nào có thể nhớ được(mà làm sao nhớ nổi), số lần tôi ngồi ngắm mây ngang trời - những áng mây phiêu bồng, muôn hồng nghìn tía bay từ nơi có những ngọn núi xanh xa mờ trong những ngày nắng, và những đám mây đen vần vũ trên đầu trong những buổi chiều mưa hội tụ nội chí tuyến, mưa địa hình. Rồi lại thêm má tôi, quãng thời gian Ba đi vắng, cứ hay ngồi nhìn lên những chóp núi trùng trùng cao trên ngàn mét mà ầu ơ hát ru đứa em trai út nhỏ nhất của tôi:
Núi che mặt trời không thấy người thương...”
Núi non, có lẽ chính bởi thế, đối với tôi - tự thuở ấy đã là một biểu tượng, là nỗi ám ảnh chia cách buồn. Riêng Hải Vân, trái núi có ngọn đèo quanh năm sương mù, ngọn đèo mà cũng vì sự quá hiểm trở của nó, Ba tôi đã không thể mang chúng tôi theo cùng trong những tháng ngày đơn vị biệt phái nơi đất Thần kinh, để xứ sở ở phía bên kia quan ải mãi là niềm ao ước xa xôi nhất, và vô vọng nhất..., của tuổi thiếu thời:
“Chỉ cách một ngọn đèo là tới Huế thôi
Là tới chốn trăng lên như mọc
Nếu không có chiếc lá non kia khẽ chạm vào mái tóc
Em đã nhầm Huế với ước mơ...”
Những câu thơ của một thi sĩ nữ nào? Tôi không còn nhớ, chỉ nhớ là tôi đã đọc với lòng ngưỡng mộ và cảm kích sâu sắc. Những câu thơ đã nói hộ tôi biết bao nhiêu điều. Mà quả thật, hơn một trăm ki-lô-mét Đà Nẵng - Huế cùng hai mươi mốt cây số Hải Vân quanh co đèo dốc, đối với tuổi nhỏ ngày ấy – là cả một chặng đường dài xa ngút ngàn. Tôi lớn lên, vượt ngọn đèo Mây ra Huế học Đại học, đọc trong “Ô Châu Cận Lục” của Dương Văn An viết vào giữa Thế kỷ thứ XVI, thấy có nhắc lại lời chúa Nguyễn Hoàng cho biết chính Trịnh Kiểm trước đó đã nhìn ra được sự hiểm trở, cũng như vai trò chiến lược của ngọn đèo biên tái nầy: “Đèo Hải Vân bền vững như chiếc chìa khoá vàng, là chỗ đầu não của non sông, chỗ yết hầu của miền Thuận - Quảng...”. Hải Vân, quả thế - là một trái núi đứng sừng sững trên mặt biển Đông Hải. Xét về mặt địa lý và lịch sử, Hải Vân như một rào cản thiên nhiên chia cách Thuận Hoá - Quảng Nam, vốn trước kia là hai châu Ô, LÝ... đã được vua Chiêm Chế Mân dâng cho Đại Việt làm quà sính lễ cưới Công Chúa Huyền Trân. Và chính nó, chính ngọn đèo quanh năm mây mù phong kín nơi miền biên cương đìu hiu đã là chặng dừng chân cuối cùng ngoái về phương Bắc, trước khi vào đất Chăm, của nàng Chiêu Quân họ Trần..., trong một cuộc vu quy ít tiếng cười và nhiều nước mắt. Sách HẢI NGOẠI KÝ SỰ vào cuối Thế kỷ thứ XVII chú thích: “Hải Vân xưa có tên gọi là núi Ngãi Lãnh.”, còn sách DƯ KÝ thì chép: “Núi có nhiều hoa ngãi màu trắng. Khoảng tháng hai, tháng ba - hoa nở trôi ra biển. Cá ăn hoa ấy, hoá rồng...” Trong những chuyến về - qua... Hải Vân ngày còn đi học, tôi vẫn thường hay nhìn thấy trên vách đá dựng đứng, dưới thung sâu hun hút rợn ngợp... chằng chịt dây leo rất nhiều hoa màu trắng. Có phải hoa ngãi huyền thoại đó không? Tôi không biết (Và cá có còn ăn hoa ấy? Để hoá kiếp rồng...) Chỉ biết là, ngoài dây leo và hoa ra, Hải Vân còn có rất nhiều lau, bạt ngàn lau trắng phơ phơ như phận người:
“Một hôm thức dậy
Ngồi ôm tóc dài
Chập chờn lau trắng trong tay...”
Ngã cố phong thanh Lộ Hạc thuyền.”
Dịch là:
“Trăng Đông Long ba canh đêm tĩnh
Thuyền Lộ Hạc năm trống gió thanh.”
Đông Long tức vùng biển Nam Hải Vân, Lộ Hạc là tên gọi quốc gia của người Mã ở trên bán đảo Mã Lai nay. Thế mới biết, danh xưng “Đệ nhất...” lưu truyền hậu thế không phải bỗng dưng, bỗng chốc mà có được.
Cuối năm một ngàn chín trăm tám mươi chín, kết thúc một nửa khóa học ở Sài Gòn- tôi nhảy tàu về thẳng Huế để thăm bạn bè, để tìm gặp lại người con gái mà thuở ấy cứ ngỡ đã nắm giữ trọn vẹn tâm hồn mình. Chuyến tàu xuyên Việt những ngày giáp Tết đông chen chúc và nồng nặc hơi người. Tôi nhắm thật chặt hai mắt, cố gắng hết sức vẫn không có cách gì gọi về được giấc ngủ của kẻ lữ hành. Cả tiếng động xập xình, đều đều... đơn điệu của đường ray cũng chẳng thể dỗ nổi giấc mơ đã không còn bình yên. Con tàu tăng tốc mỗi lúc mỗi nhanh, thi thoảng lại cất lên hồi còi rền rĩ, thê lương như lời chào tiễn biệt gửi phố gửi phường:
“Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định - Đồng Nai thì về.”
Con tàu lầm lũi đi, bỏ lại sau lưng “Hòn Ngọc Viễn Đông” ồn ĩ xô bồ, bỏ lại sau lưng những cội mai vàng nơi cánh rừng miền Đông bạt ngàn. Ra Phan Rang, Bình Thuận... Bóng những tháp Chàm cổ kính, u buồn rực lên trong nắng chiều tàn vẻ huyền bí và hoang hoải của màu đất đỏ bazan mang mang hoài niệm. Ngang Quy Nhơn phố biển... ấp Đào Duy Từ ở chỗ nào trong cái thành phố nhỏ bé “Ngày mai em đi...” này? Phù Cát, Bình Định... Đâu căn cứ cũ của Tiểu đoàn 34 (hay 27) pháo binh? Tôi quên mất, nhiều lúc chỉ còn mang máng trong trí nhớ những câu chuyện kể của Ba về một thời trận mạc, một thời gió cát và chinh chiến. Rồi thì xứ Quảng quê mình... nhạt nhoà qua ô cửa sổ con tàu miệt mài đi trong hoàng hôn “Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm. Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say...” Tôi say thứ rượu huyền hoặc nào của người Tiên thuở xưa rót nơi chén ngọc tiễn khách hồng trần, để đến nỗi bây giờ “Qua quê Mẹ không ghé về thăm Mẹ...” Đứa con một ngày đã lớn khôn, như con chim non đủ lông đủ cánh bay về nơi có nỗi đam mê vẫy gọi (Mà làm sao khác được, có thể lần này là lần cuối - Mai mốt tôi đi quãng đường dài hàng chục ngàn cây số, khoảng trời mưa bay tháp cổ... biết khi mô mới về?) Liên Chiểu, Nam Ô... tàu qua Hải Vân trong đêm “Biển và mây sóng vỡ vụn chân gành...”, cảm giác mệt nhoài và bồng bềnh như trôi trong sương mù. Không gian im ắng tịnh không có một tiếng động, ngoại trừ tiếng đầu máy thở nặng nhọc, phì phò... cùng tiếng gió thổi u u qua những triền đồi. Và đó đây, trong thanh vắng, tần ngần vài ba ngọn đèn của những gã gác rừng le lói bên cạnh con đường thiên lý uốn lượn ngoằn ngoèo những khúc cua tay áo... lấp lánh ánh lửa một loài đá núi, thứ ánh lửa của những vì sao khuya cô đơn và kiêu hãnh đêm đêm vẫn tỏa sáng trên đỉnh Hải Vân. Và xa xa, ở phía bên kia quan ải đã thấy thấp thoáng mờ mờ, lặng lẽ... một dòng chảy thao thiết, dịu hiền:
“Thuyền về Đại Lược
Duyên ngược Kim Luông
Nơi đây chỗ rẽ cõi lòng
Gặp nhau còn biết trên sông bến nào.”
Tôi đã như mê đi trong cõi u u, minh minh. Đêm tĩnh lặng. Tiếng hò nao nao, man mác buồn... của cô gái nào? Hay tiếng thì thầm dòng sông:
-Đ bảo mai đi xa rồi Đ sẽ nhớ?
-Ừ, chắc là sẽ nhớ...
-Nhớ gì?
-Nhớ Huế nhu mì...
-Thế có nhớ em không?
-Em thì chưa đi đã nhớ rồi...
-Nhưng mà Đ không nói gì...
-Biết nói chi bây chừ...
-Thì... nghe em hỏi này, nhé! Này nhé, có yêu em không?
Năm nay, tôi qua Hải Vân vào một ngày đẹp trời mây bay trắng đỉnh đèo. Biển xưa xanh ngăn ngắt từng con sóng nhỏ cồn cào. Và gió..., gió vẫn cứ thổi u hoài như hơn hai mươi năm trước, như hơn bẩy trăm năm trước. Tôi kéo cao cổ áo, để mặc cho những giọt nước mắt thấm mặn đầu lưỡi, và cũng để nghe cay lên trong đó... một nỗi thương nhớ ngậm ngùi...
|
03/04/2011
![]() |
![]() ![]() |
|||
|
|||||
Bảo thân!
Hôm
nay đọc bài ký “Qua Hải Vân” của mày. Phải nói thật lòng: một bài ký có cảm
xúc tốt, có nhiều ý tưởng hay: "Núi non, có lẽ chính bởi thế, đối
với tôi - tự thuở ấy đã là một biểu tượng, là nỗi ám ảnh chia cách
buồn". Mày đã truyền được nỗi ám ảnh ấy vào bài viết. Và... nỗi ám ảnh ấy cứ
theo tao, đến nỗi tao nghĩ rằng không bao giờ mày có thể lại viết được bài
thứ hai như thế. Mặc dù bài ký có vẻ như cảm xúc bất chợt trào ra, nhưng tao
tin là mày đã đầu tư cho nó khá kỹ. Tao thích chi tiết :"Hải Vân
xưa có tên gọi là núi Ngãi Lãnh", còn sách DƯ KÝ thì chép:"Núi có
nhiều hoa ngãi màu trắng. Khoảng tháng hai, tháng ba - hoa nở trôi ra biển.
Cá ăn hoa ấy, hoá rồng...". Và đặc biêt thích đoạn kết:
“Tôi
rời Huế vào những ngày cuối tháng Chạp mưa phùn bay lất phất. Hải Vân Quan mù
sương như vẫn mù sương tự thuở nào. Tôi cố xua đi trong ký ức nỗi ám ảnh về
một lần xa xưa nào công chúa Huyền Trân qua đây, mà sao vẫn như nghe văng
vẳng tiếng chim kêu khắc khoải một niềm gì cay đắng mơ hồ nơi đầu những con
dốc cao khúc khuỷu chập chùng núi non trầm mặc. Dưới xa, biển cả ì ầm những
cơn sóng màu chì dưới trần mây xám. Rẻo đất ở phía nam Châu Ô cũng đã mờ mịt
bóng chiều...
Năm nay, tôi qua Hải Vân vào một ngày đẹp trời mây bay trắng đỉnh đèo. Biển
xưa xanh ngăn ngắt từng con sóng nhỏ cồn cào. Và gió... gió vẫn cứ thổi u
hoài như hơn hai mươi năm trước, như hơn bẩy trăm năm trước. Tôi kéo cao cổ
áo, để mặc cho những giọt nước mắt thấm mặn đầu lưỡi, và cũng để nghe cay lên
trong đó một nỗi thương nhớ ngậm ngùi...”
Hãy
dịch bài này cho Pugacheva đọc, tao tin rằng em sẽ cảm nhận được ở mày những
điều em chưa khám phá hết.
Và hãy
nói với cây phong non của mày (tao đặc biệt bị ám ảnh bởi cây phong non trùm
khăn đỏ của Aitmatov): dù chỉ mới nhìn em qua ảnh nhưng tao rất mến một vẻ
đẹp Nga điển hình nhưng vẫn phảng phất một điều gì đó thật sâu lắng của
người phương Đông. Điều đó cho tao một cái nhìn, một niềm tin cậy ở em và ở
mày. Nếu được hãy dạy tiếng Việt cho em để một ngày nào đó khi em về nước, tao sẽ nói
với em rằng tao cũng rất yêu em đấy... Thế nhé Bảo nghe. Tao còn rất nhiều chuyện khác nữa muốn nói với mày. Nhưng thôi… Bất chợt trong tao thấy dâng lên cảm
giác biết ơn. Cảm ơn mày đã cho tao một điều gì như là niềm tin và nghị lực.
Viễn
|
Cam giac qua deo Hai Van that la tuyet cu meo anh nhi!? Nhat la tu minh lai xe, moi lan vuot qua doan duong doc quanh co rat ky thu va phieu luu lam. Duoi la bien xanh ngan ngan ngan song vo, tren la may trang bao phu, ben la nui da dung dung, oh la la
Anh Cỏ ơi,................... Lần đầu tiên đi qua miền Trung, lần đầu tiên út biết thế nào là Gió Lào, là bão lụt , là đói nghèo, cơ cực đến thế ........... Miền Trung rừng vàng biển bạc, miền Trung nắng gió , Miền Trung của những giọng hò tha thiết ......... sách vở là thế ........... bây giờ trước mắt út là thế ......... Út viết tối nghĩa, út hiểu rồi ........ Anh khiến út xúc động đấy. [(big hug)] Út đã đọc một phần Dấu binh lửa ..... ( Người lính vào một trại dưỡng quân, vào phòng cô gái điếm. .............. Chiến trường, cấp trên, đồng đội , gái trai ... mọi thứ đều làm anh ói mửa .............. anh chạy ra phố , anh tìm đến ngôi nhà, tìm trong tuyệt vọng người con gái ấy........ Người con gái với mái tóc tinh khôi ..... ) Út thích giọng văn của ông. Nhưng út thích đọc sách giấy anh ạ. Đọc như ri mỏi mắt và ko cảm thụ tốt bằng . Muốn đọc lại khổ nào , trang nào , tra toét mắt !!! Út chào anh nhé . Được làm quen với các anh chị, út rất vui
Có lần bọ mình định chui qua hầm nhưng lại nhầm đường vượt qua đèo vào buổi tối mà lại có sương mù. Cũng nhờ vậy mà có được một cảm giác hết sức thú vị
*
Cỏ at 05/07/2012 05:53 pm reply
O kè!! Bác Cá Gỗ... Về chớ, về chớ... Mà kỳ này về là em ra Vinh lun đấy Bác ớ... Tại em đang bí cảm giác cho hai cái bài ký "Những cơn gió mặt trời" và "Phượng Hoàng Trung Đô" đang viết dỡ á bác... Cho nên, biết đâu em với bác sẽ gặp nhau, em chắc chắn nhất định sẽ dành thời gian để nghe bác kể tiếp chuyện "Cá Gỗ cưa gái liệt truyện không dám cương thực"
Hải Vân của Cỏ hiện lên trong chiều sâu của lịch sử, chiều rộng của địa lí, và cả chiều lãng mạn của thơ ca nữa. Hùng tráng và nên thơ!
Qua Hải Vân quan mà đùa với sương mù. Để lượn vào lượn ra mây trắng. Để thấy cuộc đời còn một quan ải chưa qua. Sướng nhất cảm giác này đó huynh.
"-Thì... nghe em hỏi này, nhé! Này nhé, có yêu em không?" Rùi anh Cỏ trả lời sao?
*
Cỏ at 05/05/2012 05:52 pm reply
"-Không! Không yêu! Tui thề. Nói sai chết ngắc lun á...
*
Cô nhỏ at 05/05/2012 05:57 pm reply
Anh Cỏ nhát gái quá zị. Kiểu ni bị DHV đóng gói gởi đi qua xứ mấy chị mướp, đu đủ thì phẩy làm sâu?
*
lãngtử at 05/10/2012 03:42 pm reply
Ta cứ ngỡ bầu khô là chỉ tạm Nhưng ai ngờ còn mãi đến hôm nay. Ông Bùi Giáng này ổng nói chính xác mà...câu thơ từ thời xa lơ, xa lắc mà vưỡn linh như cái miễu...hehee
*
DHV at 05/10/2012 10:49 am reply
Ah há, hôm nay mới biết Cỏ nhà ngươi đá xéo ta nhá...xem nào, từ ngày 5 đến hôm nay là 4 ngày rồi, biết vậy để năm sau qua cho rồi, làm giổ luôn
*
Cỏ at 05/05/2012 06:25 pm reply
Thì nhờ Lãng tử đi thay...