Thứ Ba, 30 tháng 4, 2013

Nhớ Huế...


Nhớ Huế...

Đăng ngày: 12:24 27-08-2011
Thư mục: Văn

        Từ thuở còn bé lắm, những ấn tượng về Huế lần đầu đã đến với tôi qua những câu chuyện kể của Ba. Những câu chuyện lan man, không đầu không cuối với những tên gọi nghe như trong huyền thoại: Đông Ba, Vĩ Dạ, núi Ngự Bình, dốc Nam Giao..., cùng những địa danh mịt mờ chiến trận khác: Mõ Tàu, Nam Hòa, Động Toàn, Phú Bài, Tây Lộc, cứ điểm Baston, Birmingham, bãi biển Thuận An, cửa Tư Hiền, thành Mang Cá, Quân - Y - Viện Nguyễn Tri Phương... Ba tôi không sinh ra, không lớn lên ở Huế, không học hành và hình như chẳng có kỷ niệm gì với Huế mà sao trong giọng kể của ông lúc nào cũng như luống một nỗi day dứt, ngậm ngùi. Có thể vì số phận trầm luân, bi thảm của Huế những tháng năm tang tóc. Có thể vì niềm thương tiếc bạn bè đồng đội đã ra đi vĩnh viễn... Hay cũng có thể vì một bóng hồng truân chuyên nào đã đi qua quãng đời bôn ba, trận mạc của ông... Làm sao tôi hiểu được, làm sao hiểu nổi. Tôi vẫn còn nhớ như in, dẫu nhiều lúc cứ ngỡ thời gian đã xóa nhòa đi tất cả - hình dáng chiếc cầu huyền hoặc của đất cố đô với nhịp giữa được đỡ bằng trụ bê-tông trong một tấm ảnh cũ ố vàng của Ba. Tuổi nhỏ biết buồn khi nghe ông hát:
 
                         “Ngày ngày cầu đã đưa em qua nhóm chợ khuya
                          Cầu đã đưa anh qua giới ruộng nâu
                          Giờ êm ái quen nghe tiếng hò Ngự Bình
                          Nước dưới cầu nước vẫn trong xanh...
                          ...Cầu thân ái đêm nay gãy một nhịp rồi
                          Nón lá sầu khóc điệu Nam-ai...”
 
Lớn lên chút nữa, “Khúc Tình Ca Xứ Huế” của cựu Giáo Sư trường Phan Chu Trinh – Trần Đình Quân, đã ám ảnh tôi suốt những ngày, suốt những đêm, suốt mùa Thu qua mùa Đông mùa Hạ:

                         “Chiều nay ai có về miền Thùy dương
                          Về miền có nắng Hạ giữa mùa Thu
                          Về miền mây khắp trời giữa mùa Xuân
                          Về miền thơm ngát mùa hoa yêu đương...
                          Nam Giao đăm đắm mắt lặng nhìn
                          Tóc bềnh bồng Bến Ngự chiều nay ai mong gió lên
                          Xa xôi âm vang tiếng cười hiền
                          Trên đường về hoa nở đẹp môi cười...
                          nhớ mãi không quên...” 

Những năm Trung học, tôi mê muội đọc “Thơ văn xuôi: Ngày ấy chẳng biết em...” của Thu Bồn, đến nỗi tận bây giờ vẫn còn thuộc nằm lòng từng câu, từng chữ: “Quê hương Mẹ tôi chưa về được. Huống chi em xa cách mấy thôi đường. Huế mờ trong khói thuốc. Huế mờ trong đạn bom. Huế chìm trong mưa lụt. Cầu Trường Tiền bắc giữa giấc mơ tôi. Nhìn bướm tím rừng sâu cứ ngỡ màu tím Huế...” Giã từ tuổi học trò, giã từ những đắng cay vấp ngã đầu đời - tôi qua Hải Vân với những câu thơ cũng của Thu Bồn cứ ong ong trong đầu:

                         “Bởi em dắt anh lên những ngôi đền cổ
                          Chén ngọc giờ chìm dưới đáy sông sâu
                          Những lăng tẩm như hoàng hôn chống lại ngày quên lãng
                          Mặt trời vàng và mắt em nâu
                          Xin chào Huế! Một lần anh đến
                          Để ngàn lần anh nhớ trong mơ
                          Em rất thực mà nắng thì mờ ảo
                          Xin đừng lầm em với cố đô...”

Huế đấy, xứ sở của biết bao nhiêu mơ mộng, bao điều ước mong thầm kín... Tôi lang thang từ 27 - Nguyễn Huệ, nơi có ký túc xá trường tôi học đầy những cành bàng xoè tán lá trên những băng ghế đá xanh. Ngược đường Lê Lợi, mà ngày xưa người Pháp gọi là đường Duy Lơ - Phê ri (Jules Ferry)... với hai hàng lá muối để lên thư viện của trường ngắm mấy cô áo đỏ, áo xanh. Qua Đông Ba, về Vĩ Dạ..., nhìn nắng hàng cau..., nhớ thi sĩ họ Hàn:

                         “Sao anh không về chơi thôn Vĩ
                          Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên
                          Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
                          Lá trúc che nghiêng mặt chữ điền
                         
                          Gió theo lối gió mây đường mây
                          Giòng nước buồn thiu hoa bắp lay
                          Thuyền ai đậu bến sông trăng đó
                          Có chở trăng về kịp tối nay...”

Chao ôi là buồn! Thăm cồn Hến, ăn tô cơm hến mặn cay ngọt bùi... bao giai điệu cuộc đời nơi quán bên sông gió cuốn. Những rặng tre gầy guộc xoã tóc trong nắng chiều hôm. Và Hương Giang... Hương Giang êm ả lạ... Từng vụn sóng sáng lấp lánh, e ấp như muốn tiễn đưa một lần cuối cùng những chiếc thuyền lá tre bé nhỏ tí hon trước cuộc hành trình viễn du về một nơi chốn xa xăm, vô định. “Con sông giùng giằng con sông không chảy...” Ừ thôi, có cuộc chia ly nào không bịn rịn, chẳng bồi hồi – còn giùng giằng chi mãi Hương Giang hỡi! Mà sao lại có tên gọi là Hương? Có phải vì mùi thơm của loài cây Thạch Xương Bồ mọc đầy ở hai bên bờ thượng nguồn của sông đã vĩnh viễn gửi trôi theo dòng nước, để cố đô mãi mãi có được tặng vật vô giá từ đất Mẹ. “Hương Giang nhất phiến nguyệt. Kim cổ hứa đa sầu.” Ôi Hương Giang! Hương Giang...
 
Mùa Thu năm một ngàn chín trăm... – Tôi vào Sài Gòn để chuẩn bị cho cuộc lên đường của riêng mình, nhưng mãi mãi không bao giờ quên được quãng thời gian ngắn ngủi ở Huế. Mãi mãi không bao giờ quên được những buổi trưa nắng gắt, ngùn ngụt gió Lào... của những ngày bộn bề học hành thi cử. Chúng tôi cả lũ kéo nhau vào Đại Nội leo lên lầu Ngũ Phụng nơi cửa Ngọ Môn nghêu ngao bài vở trong một không gian xanh rợp bóng cây cỏ..., và nhiều tiếng chim kêu. Tôi cũng mãi mãi không bao giờ có thể nhớ nổi có bao nhiêu là... phiếu cơm chúng tôi đã bóp bụng bán cho “mẹ Kiểu” ở căng-tin của trường, để tối tối đi Cafe Nam Sông Hương nhìn dòng nước lặng lờ, bàng bạc... dưới ánh đèn đêm mà nghe tiếng hát liêu trai, ma mị của Khánh Ly về một Diễm xưa... nào đã xa xăm như con đường có nhiều áo bay trong những buổi chiều hạ trắng chập chùng kỷ niệm... “Gọi nắng trên vai em gầy...” Tôi hai mươi tuổi - tuổi biết buồn, biết nhớ. Mà nào chỉ có mỗi biết buồn, biết nhớ. Lứa tuổi thích mặc đẹp, ăn ngon. Những năm cuối thập kỷ tám mươi của thế kỷ hai mươi ấy - cả nước còn quay quắt đói, còn nhếch nhác rách... cứ gì lũ sinh viên khốn khổ chúng tôi ngày ngày nhai cơm hẩm gạo hiu mà tưởng tượng vẽ vời về nào là bánh khoái Thượng Tứ, bánh bèo Tây Thượng, bánh canh Nam Phổ..., những thứ món ngon nổi tiếng của đất kinh kỳ mãi chỉ có nghe danh chứ nào đã được nếm qua một lần. Thế cho nên, trong nỗi buồn mang theo ngày xa xứ chỉ có duy nhất mỗi hương vị dân dã, nghèo nàn của bánh bột lọc chị Duyên ăn trong những đêm mưa lạnh dầm dề xứ Huế. Chẳng biết chị có còn? Có trở thành bà O tóc trắng như sương khói, miệng nhai trầu bỏm bẻm? Riêng tôi, tận đáy lòng, tôi vẫn cứ ước mong chị mãi là người chị hiền lành, tốt bụng... của tất cả lũ chúng tôi. Người chị xuất thân từ một nữ tu Dòng Tên, đã cưu mang không biết bao nhiêu là thế hệ sinh viên đói cơm thiếu áo - “Ngó tụi mi đói, học hành mần răng...” Để rồi có kẻ tốt nghiệp ra trường đi luôn một lèo, có đứa bao năm sau vẫn còn cố quay về để thanh toán với chị món nợ ân tình. Tôi đi xa, lòng vẫn thầm canh cánh mối ân hận bao nhiêu năm không về thăm Huế, thăm chị một lần... Dẫu rằng nhớ lắm, nhớ quay quắt, nhiều lúc thắt ruột thắt gan. Tôi nhớ trường xưa, lớp cũ. Nhớ tiếng đàn ghi-ta bập bùng mỗi buổi chiều nơi sân ký túc xá. Nhớ tiếng mưa đêm não nề gõ nhịp trên những cành bàng. Nhớ Thiên An vi vút gió ngàn thông. Nhớ tiếng chuông Linh Mụ vọng vào thinh không mỗi khi mặt trời tắt nắng sau những rặng núi phía Tây mờ xa, cũng là lúc bóng hoàng hôn trên cánh đồng Nguyệt Biều bắt đầu ngả sang một màu tím than biền biệt. “Đã bao lâu rồi không về Miền Trung thăm người em. Nắng mưa đêm ngày cách trở giờ xa xôi đôi đường. Người ơi! Có về miền quê hương Thùy dương...” Bạn tôi - một giai nhân của Huế, vẫn thường ngân nga câu hát nao lòng. Câu hát chẳng thể làm vơi đi trong tôi nỗi nhớ cũ, chỉ khiến nỗi nhớ mới nôn nao se thắt tìm về. Tôi nhớ phố, nhớ người. Nhớ giọng nói, điệu cười... và tiếng dạ thưa lễ phép dịu dàng nhẹ như gió thoảng. Nhớ tháp chuông nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế đối diện chênh chếch trường tôi học mà tiếng chuông ngân mỗi sáng, mỗi chiều vẫn như nhắc nhở tôi bao điều ăn năn sám hối. Nhớ tô cháo lòng ở bến xe An Cựu mỗi bận tôi qua Hải Vân để trở lại trường. Nhớ màu hoa phượng đỏ rực rỡ trên vai, trên tóc... cùng tiếng ve kêu rưng rức những ngày hè. Nhớ bằng lăng tím khuôn viên Đại Nội, cùng mùi hoa đại tỏa dọc theo những lối đi trong Hoàng Thành. Nhớ hương sen đang trổ bông thơm ngát trong các ao hồ. Nhớ tiếng chim kêu nơi vườn Thượng Uyển bây giờ cỏ đã mọc đầy. Nhớ màu tịch liêu của rêu xanh bám viền quanh những phiến đá Thanh vuông vức - thứ đá chỉ có ở đất phát tích của dòng họ Nguyễn mãi tận ngoài Ngoại Miêu Gia Trang; hay phủ đầy trên bề mặt những bức tường thành cổ kính u hoài vì gió mưa, năm tháng. Và nắng chiều phản chiếu trên nền những mái ngói âm dương hư hao lặng lẽ ánh lên một nỗi buồn cao sang vương giả của đế đô vang bóng một thời... “Huế trầm lắng quá, u tịch quá. Huế chỉ để dành cho những người già. Người trẻ không sống được ở Huế.” Lại cũng bạn tôi bảo thế. Biết nói sao với bạn bây giờ? Chỉ biết rằng, tôi xa Huế đã lâu..., bước chân đã qua bao nhiêu thành phố, tuổi trẻ đã gửi lại với những vùng đất mới nhiều ngỡ ngàng xa lạ, còn hồn thì cứ mãi phiêu diêu về nơi xưa chốn cũ. Có những ngày mùa Đông rét buốt tuyết bay mịt mù. Những trưa mùa Thu êm êm vội vàng lá thắm. Và những buổi chiều mùa Hạ lang thang nghe cơn gió phóng túng, đa mang thổi dài trên những thảo nguyên xanh mờ đồng cỏ điểm đầy hoa cúc kim vàng và hoa oải hương tím ngát... mà lòng chợt thấy nhớ nhung vô bờ một miền nước non sơn thủy, mà chợt bàng hoàng thảng thốt nhận ra rằng mình đã vĩnh viễn thuộc về nơi chốn ấy: nơi có núi, có rừng..., có dòng sông bến vắng..., có con đò, chở câu hò... và chở luôn cả bóng dáng của người con gái nền nã, nhu mì mà nồng nàn duyên dáng lạ, mà thao thức gọi tình... “Đò từ Đông Ba đò qua Đập Đá. Đò về Vĩ Dạ thẳng ngã ba Sình...” Rồi đò còn đi mô nữa? Đi mãi không về... Hỡi chuyến đò đã lỡ cả một đời tôi! Về thôi, thể nào rồi tôi cũng phải về, với Huế - với thành phố của tuổi học trò, của tháng năm sinh viên hoa mộng. Về để tìm lại những bước chân của mình ngày nào, để bâng khuâng, để thêm một lần luyến tiếc người con gái của định mệnh tìm hoài không gặp: “Áo trắng hỡi! Thuở tìm em không thấy...” Biết nơi mô mà tìm? Hỡi áo trắng! Em đã ở đâu những ngày tôi lang thang sớm Nam Giao, trưa Bến Ngự... để bây giờ mái tóc đã pha sương ngồi nhớ mãi buổi chiều nơi đất khách:
 
                         “Đã bao năm rồi mà anh vẫn nhớ
                          Một buổi chiều hè
                          Lung linh áo đỏ
                          Em má lúm đồng tiền
                          Ngồi đọc sách trên ban-công đầy nắng
                          Bầu trời thì xanh hàng bạch dương màu trắng
                          Mắt em cười trong veo...”

Hỡi Huế! Có lẽ nào đó lại là sự sắp đặt ngang trái của số phận, là món nợ phải trả từ một tiền kiếp xa xôi nào.

Hai mươi năm đã trôi qua. Hai mươi năm của những hoài niệm, của biết bao đổi thay, bao nhiêu điều đã phôi pha... Nhưng buổi chiều có bầu trời xanh và rất nhiều mây trắng bay ấy, cùng tình yêu thầm lặng hiến dâng ấy - thì không, thì đã vĩnh viễn khắc ghi trong tâm trí. Và tôi đã khóc mỗi khi buồn nhớ, đã rưng rưng nước mắt mỗi lúc nghĩ về người con gái của phận số - mà không hề xấu hổ:

                         “Anh đã yêu em chẵn hai mươi năm
                          Và anh sẽ còn yêu em thêm hai mươi năm nữa
                          Dẫu mái tóc em đã ngả màu
                          Và trái tim anh đã mỏi
                          Những nhịp đập cuối cùng
                          Anh vẫn cứ yêu em.”

Thì thôi... thì thôi nhé! Tất cả đã lỡ làng, đã trót thành nỗi hờn kim cổ. Tất cả chẳng còn gì. Chỉ còn lại day dứt một nỗi buồn, trùng trùng một nỗi nhớ... Nỗi nhớ như nhớ một tình yêu dang dở như một nỗi niềm chưa trọn với Huế, Huế ơi!
 
Kr. Tháng 12/2009- Trần Đình Bảo


P/s: Cỏ vốn không có ý định đăng nguyên văn bài… có mấy câu được trích dẫn trong Tùy Bút, nhưng hôm nay 05/05/2012, em Phố Nồng Nàn đã đưa ra lời đề nghị, mà cái em Nồng Nàn Phố này, nói từ chối em ấy quả thực “… là điều khó khăn”- Chậc...

Đã bao năm rồi mà anh vẫn nhớ

Một buổi chiều hè

Lung linh áo đỏ

Em má lúm đồng tiền

Ngồi đọc sách trên ban-công đầy nắng

Bầu trời thì xanh hàng bạch dương màu trắng

Mắt em cười trong veo...



Đã bao năm rồi anh cứ ngỡ chiêm bao

Em tóc gió rối đời anh buổi đó

Bao mùa đến mùa đi... Sao em còn mãi ở?

Nỗi dịu dàng thống khổ của anh...

Anh đã yêu em chẵn hai mươi năm

Và anh sẽ còn yêu em thêm hai mươi năm nữa

Dẫu mái tóc em đã ngả màu

Và trái tim anh đã mỏi

Những nhịp đập cuối cùng

Anh vẫn cứ yêu em /.

----------------------------------------------------------------------------------------------

Bình luận:


  1. Bảo Thương
    Bảo Thương
  2. 08:32 06-03-2012 - Khi Cỏ thức thì Thương ngủ, khi Cỏ ngủ thì Thương thức. Tớ đã sang và lật tung nhà cậu lên này, gài bẫy ở khắp nơi để bẫy chủ nhà!! Bài nào của cậu cũng làm tớ nao nao lắm, bắt gặp mình ở đâu đó, trong nỗi nhớ da diết khắc khoải của cậu. Nỗi hoài vọng này không chỉ của riêng ai, nên tớ tin ai cũng xúc động khi qua nhà cậu. Nỗi nhớ của cậu càng khắc khoải hơn, khi với tâm hồn nhạy cảm cuả cậu, tình yêu thương, gắn bó sâu nặng của cậu với hồn quê, sự dằng dặc của thời gian hai mươi năm, và không gian đằng đẵng, sự vời vợi của tâm hồn cậu nữa, sâu lắm, thăm thẳm, phức tạp, đa chiều, trở trăn...  Nói tóm lại... thích Cỏ, yêu Cỏ, và muốn ở lại đây -chỗ Cỏ, và... đuổi Cỏ về VN 
    Cỏ 
    20:40 06-03-2012 
    Ơ... cậu làm tớ hoảng... hok có còn nhớ tớ là ai nữa... bây giờ...  
    Muốn mời cậu một cữ cafe nè...
  1. Cô nhỏ 
  2. Cô nhỏ
  3. 21:42 01-01-2012
  4. Những trưa mùa Thu êm êm vội vàng lá thắm. Và những buổi chiều mùa Hạ lang thang nghe cơn gió phóng túng, đa mang thổi dài trên những thảo nguyên xanh mờ đồng cỏ điểm đầy hoa cúc kim vàng và hoa oải hương tím ngát... mà lòng chợt thấy nhớ nhung vô bờ một miền nước non sơn thuỷ, mà chợt bàng hoàng thảng thốt nhận ra rằng mình đã vĩnh viễn thuộc về nơi chốn ấy: nơi có núi, có rừng..., có dòng sông bến vắng..., có con đò, chở câu hò... và chở luôn cả bóng dáng của người con gái nền nã, nhu mì mà nồng nàn duyên dáng lạ, mà thao thức gọi tình...
  5. Du ca
  6. Du ca
  7. 10:11 08-12-2011
    Sự dang dỡ thì bao giờ cũng đẹp
  8. Tieu Muoi
  9. Tiểu Muội
    16:14 08-11-2011
  10. chao ôi là ký ức !!!  Huế trong Cỏ huynh đẹp dịu dàng ...mà cũng da diết đến nao lòng ...tôi xa Huế đã lâu... bước chân đã qua bao nhiêu thành phố, tuổi trẻ đã gửi lại với những vùng đất mới nhiều ngỡ ngàng xa lạ, còn hồn thì cứ mãi phiêu diêu về nơi xưa chốn cũ. Có những ngày mùa Đông rét buốt tuyết bay mịt mù. Những trưa mùa Thu êm êm vội vàng lá thắm. Và những buổi chiều mùa Hạ lang thang nghe cơn gió phóng túng, đa mang thổi dài trên những thảo nguyên xanh mờ đồng cỏ điểm đầy hoa cúc kim vàng và hoa oải hương tím ngát... mà lòng chợt thấy nhớ nhung vô bờ một miền nước non sơn thuỷ, mà chợt bàng hoàng thảng thốt nhận ra rằng mình đã vĩnh viễn thuộc về nơi chốn ấy: nơi có núi, có rừng..., có dòng sông bến vắng..., có con đò, chở câu hò... và chở luôn cả bóng dáng của người con gái nền nã, nhu mì mà nồng nàn duyên dáng lạ, mà thao thức gọi tình... WOAAA 

  11. Cỏ
  12. Cỏ
  13. 21:39 08-11-2011
    Oài..., mấy cái mớ ký ức này nhìu lúc làm cỏ huynh cũng mệt lúm, nhưng mờ dứt bỏ hoài không có được Tiểu Muội ui!Thui, cafe đi Muội...

--------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------




  • Cỏ
    • Cỏ
    • 20:32 28 thg 2 2013
    Mai Hương at 08/27/2012 04:27 pm comment
    Nhớ Huế!
    *
    Cỏ at 08/27/2012 06:03 pm reply
    Chào chị Mai Hương! Em đã sang thăm nhà, có đọc một số bài..., nên mạnh dạn xưng hô thế Chị ở ngoài Bắc, nhưng lại có kỷ niệm gắn bó gì... với Huế phải không? Hay sao mà chị cũng... Nhớ Huế vậy! Cảm ơn chị đã ghé chơi...!! Lại còn chịu khó kiên nhẫn đọc ba cái thứ tào lao em viết nghịch cho vui... này P/s: Giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh thì có được khỏe luôn không hả chị? Bọn em thì chỉ biết đến tên tuổi của Giáo sư, cũng như những tên tuổi nổi tiếng khác cùng thế hệ với Giáo sư như là các Giáo sư: Phan Cự Đệ, Hà Minh Đức... qua những cuốn sách hiếm hoi được đọc ngày còn làm học trò. Nói gì thì nói, những trí tuệ ở vào tầm cỡ như của các Giáo sư đó... bây giờ là rất-hiếm-có... Còn những lập trường, cùng những quan điểm (trong văn chương nói chung) em nghĩ tất cũng đã bị phụ thuộc vào, cũng bị chi phối bởi những hoàn cảnh lịch sử-chính trị cụ thể... Chúc Chị Thạc Sĩ-Nhà Giáo niềm vui trong công việc và cuộc sống...
    • Cỏ
      • Cỏ
      • 20:32 28 thg 2 2013
      Mai Hương at 08/27/2012 08:52 pm reply
      em thật dễ thương, như Huế vậy!. Huế đáng yêu bởi trong nó chứa đựng thời gian trầm mặc cổ kính, khiến người ta không thể đi qua, hay xuyên thấu. Tôi đã đến Huế nhiều lần, và lần nào rời nó cũng có cảm giác chưa đi đến nơi. Đó là lý do tôi cũng " nhớ Huế" như em đấy!. Nếu nói về GS Nguyễn Đăng Mạnh thì có lẽ tôi may mắn hơn em được là học trò của thầy. Thầy Mạnh là người thầy tuyệt vời cả về trí tuệ và nhân cách, em à! vì tôi là người học văn, tôi chỉ quan tâm đến những giá trị nhân văn mà thôi. Còn những cái khác, như lập trường quan điểm v.v sẽ có lịch sử phán xét! Dù gì thì GS Nguyễn Đăng Manh sẽ là dấu ấn đậm nét khi thế hệ sau viết lịch sử văn học Việt Nam hiện đại. Về sưc khỏe thì thầy Mạnh vẫn luôn ra vào Hà Nôi - Sài gòn thường xuyên mà! Chúc em hạnh phúc!
  • Cỏ
    • Cỏ
    • 20:30 28 thg 2 2013
    Cat Dang at 07/05/2012 01:41 pm comment
    Cảm ơn Cỏ! Đọc "Nhớ Huế..." của Cỏ gợi nhớ trong CL bao kỷ niệm về Huế. Nhớ Huế vô cùng! Cỏ ơi!
    *
    Cỏ at 07/05/2012 03:02 pm reply
    Cat Dang - CL... Phải hiểu như thế nào? Cái tên có vẻ rất Huế... Cỏ xin phép muốn được biết bạn là ai, có được không? Cảm ơn đã ghé thăm, và đã đọc... Cỏ-
    *
    Cat Dang at 07/05/2012 09:46 pm comment
    Mình là Cát Đằng. Từng ở Huế. Cảm ơn Cỏ!
    • Cỏ
      • Cỏ
      • 20:30 28 thg 2 2013
      Cỏ at 07/05/2012 10:20 pm reply
      Ừ, Thôi được... Tạm thời cứ biết vậy, nhỉ? (còn chuyện Cat Dang là nam hay nữ, chắc là nữ rồi, lớn hay nhỏ hơn Cỏ..., từ từ Cỏ sẽ tìm hiểu...) Phần Cỏ, như Cat Dang đã đọc thấy..., Cỏ từng học Đại Học Tổng Hợp, sống ở nơi 27- Nguyễn Huệ..., trước khi vào Sài Gòn rồi đi Nga... Đừng cảm ơn Cỏ nữa... Cảm ơn vì điều gì cơ chứ?
  • Cỏ
    • Cỏ
    • 20:27 28 thg 2 2013
    Du ca at 05/10/2012 09:04 pm comment
    Bắt đền huynh i
    • Cỏ
      • Cỏ
      • 20:28 28 thg 2 2013
      Cỏ at 05/12/2012 12:27 am reply
      Bắt đền cái chi rứa Du? Mờ răng tự dưng hóc dữ rứa hè, Du hè?
  • Cỏ
    • Cỏ
    • 20:23 28 thg 2 2013
    NHU MÌ at 05/09/2012 03:13 pm comment
    Ở Huế cũng có ta, ở Hà Nội cũng có ta, ngươi nhớ mấy chỗ đó và có nhớ .........ta hem????
    • Cỏ
      • Cỏ
      • 20:24 28 thg 2 2013
      Cỏ at 05/09/2012 06:02 pm reply
      ... Ở cả Liên Xồ, cả Nga sô... nữa chớ!!! Tất nhiên là có nhớ, hơ hơ... Mà Nhu Mì thì cũng có khác gì cái thứ... được làm ra từ chính... dẻ xương sườn của ta- cũng giống y như là Eva í (Đã sang đọc cái Entry mới coáng TÊN CỦA ĐÓA HỒNG của UMBERTO ECO của Nhu Mì rồi... Cười mất một lúc... ăk ăk... ), cho nên "ruột thịt" lém, cho nên "thân-thương-thiết" lém, đi đâu ta cũng mang theo kè kè, thì có cần gì phải nói ra mồm, nhỉ?
      Um online nhà ngươi phát nè!
      Hun online... nhiều phát nữa nè!
      Tạm thế hở, mai hồi gặp nhau, thời mình sẽ... húc thiệt, cho ló "máu", nhớ
      Chào Thân Ái và Quyết Thắng !!! Hơ hơ...
    • Cỏ
      • Cỏ
      • 20:26 28 thg 2 2013
      NHU MÌ at 05/11/2012 08:04 am comment
      Nhà ngươi sang đọc TÊN CỦA ĐÓA HỒNG, rùi có nhảy zô photo xem MÈO của nhà ta hem??? KHÔNG XEM LÀ TỘI LỖI VỚI LŨ MÈO LẮM ĐÓ! nhà ngươi!
      *
      Cỏ at 05/12/2012 12:29 am reply
      Xem rùi... Thích hai đứa nhỏ hơn là MÈO. Nhìn chúng thông minh hơn quả... MẸ gấp nhiều lần đấy nhỉ? He he...
  • Cỏ
    • Cỏ
    • 20:20 28 thg 2 2013
    Nồng nàn phố at 05/05/2012 08:36 pm comment
    “Anh đã yêu em chẵn hai mươi năm Và anh sẽ còn yêu em thêm hai mươi năm nữa Dẫu mái tóc em đã ngả màu Và trái tim anh đã mỏi Những nhịp đập cuối cùng Anh vẫn cứ yêu em.” Sao lại vậy hả anh Cỏ?
    *
    Nồng nàn phố at 05/05/2012 08:37 pm reply
    Cho em đầy đủ bài này đc ko? em cảm ơn anh Cỏ nhiều!
    *
    Cỏ at 05/05/2012 11:50 pm reply
    Đó, anh Cỏ để vô trong Entry cho Phố luôn rồi đó! Cho nó chắc ăn... Chớ để ở đây Già Hú chập cheng cheng có khi lại hô biến thành Spam, thì phí công toi anh Cỏ ngồi gõ

    • Cỏ

      • Cỏ
      • 20:20 28 thg 2 2013

      HOA TULIP at 05/05/2012 05:50 am comment
      Ut poc tem bên nhà mới nha huynh! Bài ni ut đọc mấy lần lận zẫn thấy nao nao. Nao nao bởi những cảm xúc được viết ra từ một tâm hồn đa cảm. Ut cảm nhận là huynh thật sướng . Sướng vì dễ thấm vào hồn những giai điệu cuộc sống, từ trầm lắng dịu dàng tới thánh thót trong veo. Nhưng cũng sẽ khổ đó huynh. Khổ vì sự nhạy cảm dễ làm người ta đau.
      *
      Cỏ

3 nhận xét:

  1. Sang thăm Cỏ, hem bít có rảnh tiếp ut kg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có. Với Cỏ- Út lúc nào cũng là người đặc biệt mà. Ôm Út cái nào...

      Xóa