Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

Trò chuyện với anh SATO...

Category: Tổng hợp, Tag:
07/31/2012 08:40 am

TUNG HOÀNH GIA (1)

Jul 20, 2012 1:17 PMPublicPageviews 1114 9

Tung hoành gia là một trong “Cửu lưu thập gia” của Trung Quốc thời xưa, nguồn gốc là của Quỷ Cốc Tử. Ông ta là một nhà mưu lược nhưng không xuất hiện trước công chúng. Học trò thì có nhiều nhưng nổi bật có hai cặp có thể nói là kỳ phùng địch thủ: Tôn Tẫn – Bàng Quyên và Tô Tần – Trương Nghi. Tung hoành gia gồm chiến thuật Hợp tung do Tô Tần triển khai và chiến thuật Liên hoành do Trương Nghi triển khai.
Khi Tô Tần thi triển thành công thuyết hợp tung gồm sáu nước liên minh chống Tần. Vị trí của ông cao ngất ngưỡng trùm lên cả các ông vua, trong tay thâu tóm ấn tín tướng quốc sáu nước, một tiếng nói cả thiên hạ đều nghe, nhưng khi Trương Nghi thực hiện kế liên hoành và vua Tần ủng hộ thì thế liên minh sáu nước bị phá vỡ, Tô Tần bị bãi chức và bị sát hại.

Kế liên hoành của Trương Nghi thật ra không có gì ghê gớm, chỉ là những kế sách tiểu nhân nhằm đánh vào lòng tham của các bậc vua chúa công khanh yếu hèn có tầm nhìn thì hạn hẹp nhưng lại tưởng trong đầu mình mang trí tuệ của bậc vĩ nhân. Kế này gần giống như chiến thuật “Cây gậy và củ cà rốt” của phương Tây để những con lừa làm việc mà thôi. Lấy cái danh hão, cái lợi trước mắt như tiền tài, đất đai, gái đẹp, lời hứa hão… để dụ dỗ mua chuộc các vua quan bần tiện trong liên minh. Khi đã nổi máu lòng tham làm mờ mắt tư duy, các vua quan hèn yếu bắt đầu nghi kỵ nhau, ganh ghét và tham lam muốn có phần hơn, đố kỵ người hiền tài, rồi quên đi lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc… Cuối cùng nhà Tần đã lần lượt xâm chiếm và bẻ gãy toàn bộ sự kháng cự của các nước để thâu tóm toàn bộ Trung Quốc. Tóm lại, mưu lược của ông ta chỉ áp dụng toàn chiến thuật tiểu nhân và học trò của ông ta cũng thường phải đối đầu và tiêu diệt lẫn nhau.

Trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của dân tộc ta, Cha ông ta cũng đã từng phá vỡ thế bao vây phân dã của địch. Điển hình như thời kỳ chống quân Nguyên, Nhà Trần đã  tập hợp được các bộ tộc ít người gần biên giới cùng chống kẻ thù chung, cắt cử quân tướng vào cùng với Chiêm Thành để phòng vệ chống giữ phía nam, tổ chức hội nghị Diên Hồng để đoàn kết sức chiến đấu của toàn dân tộc… phá tan thế bao vây của giặc để vua tôi yên tâm dùng mưu lược đối địch với chúng trong chiến cuộc.

Ngày nay, đứng trước một Trung Quốc mạnh hơn ta gấp nhiều lần về cả lực lượng, khoa học và mưu đồ chiến thuật, Việt Nam ta phải làm gì??? Đó là điều mà các nhà lãnh đạo đất nước phải quan tâm suy nghĩ. Nhưng trước hết phải tìm chỗ dựa lớn nhất là nhân dân, phải thật sự tìm được sự tin tưởng tuyệt đối của người dân và bảo vệ lợi ích của dân, đồng thời chiến đấu vì lợi ích dân tộc thật sự. Tiếp theo là liên kết liên minh phá vỡ thế bao vây của địch.

Hiện nay, Trung Quốc lại đang áp dụng chiến thuật cổ xưa để bao vây, lũng đoạn, áp đặt Việt Nam cùng các nước nhỏ trong khu vực với chiến thuật bẻ từng chiếc đũa. Trong cuộc họp ASEAN vừa qua, không phải là hoài nghi mà từ những biểu hiện thực tế quan hệ TRUNG-CAM đã cho thấy CAM đã ngã về TRUNG trước đó rồi. Chỉ những cái đầu nông cạn, những quan cận thị chính trị mới không nhận ra điều đó. Các quan chức của ta có thể đã nhận ra nhưng thiếu sự nhạy bén sáng suốt để xoay chuyển tình hình.

Trung Quốc cũng đang muốn tranh giành vị thế đứng đầu thế giới với Mỹ. Cuộc hôn nhân giữa Trung Quốc và Nga chắc chắn là một cuộc hôn nhân tạm thời bởi còn quá nhiều sự bất tương đồng về quyền thế của hai bên. Trung Quốc cũng đang có mâu thuẫn lớn với Nhật và không hài lòng với Ấn Độ...

Ảnh của Cỏ
  • Cỏ
  • 22:17 28 thg 7 2012
Chủ Tịch Nước Trương Tấn Sang đang ở thăm Nga, hôm qua em theo dõi trên truyền hình cuộc gặp của Chủ Tịch với Tổng Thống Putin tại thành phố nghỉ mát nổi tiếng Sochi bên bờ Biển Đen (nơi Nga chỉ dành để đón tiếp nguyên thủ các quốc gia thân thiện hữu hảo, hoặc các quốc gia đồng minh có vị trí quan trọng trong các hoạch định sách lược chính trị-kinh tế-quân sự... của mình) Trong thảo luận và tuyên bố giữa và của hai nhà lãnh đạo, ngoài ngôn ngữ ngoại giao thận trọng, cùng các cụm từ quen thuộc đề cập đến việc hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại-giáo dục..., nghe thấy có nhắc đến khả năng sẵn sàng nâng mối quan hệ giữa Việt Nam và Liên Bang Nga lên thành quan hệ đối tác chiến lược, cùng cụm từ nói đến việc cần thiết phải hợp tác mạnh mẽ hơn trong lĩnh vực kỹ thuật-quân sự..., và còn điều này nữa mới quan trọng: Chủ Tịch Trương Tấn Sang đề cập đến việc "có thể" cho phép Nga sử dụng quân cảng nước sâu Cam Ranh với những đề xuất ưu đãi (trong bối cảnh căng thẳng đang leo thang ở biển Đông và chuyến thăm của Bộ trưởng quốc phòng Mỹ tới Cam Ranh vừa rồi, cùng tuyên bố của Ông Chủ Tịch rằng: Từ sau khi Nga rút đi khỏi Cam Ranh vào năm 2004, Việt Nam đã từng không cho phép bất kỳ một quốc gia bên ngoài nào sử dụng căn cứ Hải quân có tầm quan trọng chiến lược vào hàng bậc nhất khu vực… này. Theo như Ông nói đó đã từng là lập trường có tính nguyên tắc và nhất quán của Việt Nam, cũng như của ông trong tư cách một Chủ Tịch Nước?) Như thế, rõ ràng là đã có những dấu hiệu cho thấy có thể chúng ta đang quay trở lại với đường lối ngoại giao "Đi trên dây" giữa các cường quốc... Còn nhớ trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần 2, VNDCCH cũng đã... đi như thế giữa Liên Xô và Trung Quốc, để tận dụng tối đa những trợ giúp của 2 nước đàn anh này... Rồi sau đó nổ ra cuộc chiến tranh Đông Dương lần 3 (Phương Tây gọi là "Chiến tranh giữa những người anh em đỏ...".) Đặng Tiểu Bình gom hết những thành quả thu lượm được từ "Chinh sách ngoại giao bóng bàn" hồi những năm 72-73 xích gần lại phía Mỹ chống Liên Xô...(trong cuộc đấu nội bộ vì chủ thuyết và đường hướng phát triển CNXH-Chủ nghĩa cộng sản, cũng như vì mục tiêu giành ngọn cờ lãnh đạo phe XHCN, Nam Tư cùng An-ba-ni… thời đó là những quốc gia XHCN điển hình trong việc toàn tâm toàn ý đi theo Trung Quốc) để sang Hoa Thịnh Đốn gặp Tổng Thống Mỹ rồi sau đó trở về với tuyên bố trắng trợn... "Dạy cho Việt Nam một bài học". Cũng cần nhắc lại việc trước đó, trước khi đưa đại quân sang Campuchia phá thế gọng kềm chiến lược mà Trung Quốc đã tạo nên, Tổng bí thư Lê Duẩn đã có một tuyên bố nổi tiếng chấm dứt nền ngoại giao đi trên dây trong suốt một thời gian dài đó: "Ng hẳn về một bên, bên của Liên Xô."- Dẫn đến việc ký kết Hiệp định hợp tác và hữu nghị với Liên Xô trong 25 năm (với điều khoản cuối cùng nhưng là tối quan trọng cần thiết vào thời điểm đó: tham khảo lẫn nhau nếu như một trong hai bên bị một nước thứ ba tấn công quân sự)- Và Cam Ranh đã được giao cho Liên Xô- Thế mới có chuyện khi Trung Quốc động binh ở biên giới phía bắc, các tàu chiến của Hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô từ quân cảng Cam Ranh đã ngay lập tức tiến hành những cuộc tuần tra dài dọc theo bờ biển Việt Nam suốt từ nam lên bắc, qua khỏi Vịnh Bắc Bộ, cho tới cả tận chân sóng của đảo Hải Nam… Chứ nếu không, thiết nghĩ những diễn biến chiến sự ở nơi 6 tỉnh biên giới phía bắc của ta không chỉ dừng lại ở mức độ như chúng đã diễn ra…, Trung Quốc chưa chắc đã rút lui sau khi đã phá hủy tan tành các làng mạc- thị trấn- thành phố của ta như thế… Và về phía ta thì cũng chưa chắc đã dám sử dụng chỉ mỗi các lực lượng vũ trang địa phương tại chỗ để đối phó như vậy, mà không rút bất cứ một đơn vị chính quy nào của đại quân từ chiến trường Campuchia (Ngoại trừ có một Sư đoàn hình như là Sư đoàn 324 <hoặc là 224> đã lên tàu ở Cam nhưng vẫn không về được và ra tới Bắc để tham chiến, còn Sư 308- Sư đoàn trừ bị chiến lược tinh nhuệ- Quả đấm thép của Bộ vào thời điểm đó đang phòng thủ chu vi Hà Nội, thì vẫn án binh bất động. Mãi cho đến đầu tháng 3- 1979, từ chiến trường Campuchia, sau khi đuổi Pol Pốt ra khỏi Phnompênh, <và khi ở Cao Bằng và Lạng Sơn 2 Sư đoàn địa phương 346 và 338 đang thọc sâu đánh những đòn vu hồi chuẩn bị >, 2 Quân đoàn chủ lực tinh nhuệ của ta mới quay trở về Tổ Quốc và lập tức ngược ra phía Bắc. Và ngay sau khi Quân đoàn II đặt những bước chân đầu tiên lên Đồng Mỏ, Lạng Sơn; Quân đoàn III tới Na Rì; lệnh "Tổng động viên" được ban hành;... thì ngày 5-3-1979 Trung Quốc tuyên bố rút quân về nước). Cần nhớ lại một điều là: trong những mục tiêu của Đặng Tiểu Bình khi xua quân qua biên giới nước ta, ngoài việc thực hiện lời tuyên bố huênh hoang dạy cho Việt Nam một bài học, còn tiềm ẩn một toan tính chiến thuật hòng nhằm làm giảm áp lực của quân ta lên các lực lượng Pol Pot… Đành rằng những người lính “địa phương quân” phía Bắc của ta vào năm tháng đó đã chiến đấu cực kỳ anh dũng và quả cảm (thì trong lịch sử mấy ngàn năm của mình, người chiến binh Việt chân chính đã có bao giờ là người chiến binh hèn nhát?), nhưng cũng phải thừa nhận một cách khách quan và công bằng về vai trò của các yếu tố “ngoại” trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể đó, dù gì chúng cũng đã chứng tỏ thêm được rằng: Người Việt ta lúc ở vào tình thế nguy khốn dầu sôi lửa bỏng đã biết chiến đấu không phải chỉ với mỗi một bầu máu nóng, mà còn với một cái đầu lạnh và tỉnh táo, bằng cả những sách lược ngoại giao- liên minh- liên kết quyết đoán và cơ động linh hoạt nữa… Xét tình thế quốc tế ngày nay, Mỹ là siêu cường duy nhất còn đang tồn tại, Trung Quốc là cường quốc mới nổi, đang đóng vai trò của kẻ thách thức. Nga trong triển vọng ngắn, và trung hạn vẫn chưa thể có đủ sức mạnh để đòi lại vị thế đã mất dù rất muốn... Đó là còn chưa kể đến món lợi kinh tế khổng lồ Trung Quốc mang lại cho Nga với kim ngạch thương mại hai chiều hàng năm lên đến hơn 100 tỷ USD (để so sánh, kim ngạch đó giữa Việt Nam và Nga chỉ là 3 tỷ USD) cùng những cách tiếp cận gần giống nhau trong các vấn đề địa-chính trị, địa-quân sự ở quy mô và tầm mức toàn cầu như là I-ran và Xy-ri... chẳng hạn. Nhìn toàn cục như thế, gắn nó với chuyến thăm Nga này của Chủ Tịch Nhà Nước Ta, thấy cộm lên suy nghĩ (ở từ vị thế của một công dân bình thường): nước ta vẫn còn đang lưỡng lự, phân vân nhiều lắm trong việc chọn lựa đồng minh "giai đoạn và trước mắt" (mà trong nền chính trị thế giới nói chung, làm gì có- tồn tại khái niệm “đồng minh vĩnh viễn”, chỉ có- tồn tại khái niệm "lợi ích vĩnh viễn"), nếu xung đột xảy ra trong nay mai, Nga và Mỹ, Nga hay là Mỹ... cường quốc nào sẽ giúp ta (tất nhiên là cường quốc nào rồi cũng sẽ chỉ tính đến các lợi ích quốc gia của chính nước mình khi đưa ra các quyết định can dự hay không can dự… mà thôi)

Lại nhớ lời cổ nhân: "Kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn ta".

Hiện nay, và trong tương lai gần- đối thủ tiềm tàng của Mỹ là Trung Quốc vậy, chứ chưa phải là Nga...
------------------------------------------------------------------------------------

Du ca at 08/03/2012 11:53 pm comment
Nể huynh Cỏ lâu. Giờ phục luôn!
Đặng Hà My at 08/03/2012 04:04 pm comment
Ôi chính trị! Em bỏ phiếu bằng chân nên kệ
°Nắng ♥ at 08/03/2012 10:22 am comment
Nói chung cứ mỗi lần vào đây lại thích ngắm mãi cái avt. Ấn tượng đến mê hồn♥
Cỏ at 08/03/2012 11:05 pm reply
Thì cứ việc ngắm thoải mái, không mất xiền mà...
Cá Gỗ at 08/02/2012 06:12 pm comment
Nói chung là Cỏ phân tích dài quá. Tớ thì tớ nói rằng: Đánh bọ mịa bọn Tàu khựa đi, chết cũng được.
HOA TULIP at 08/03/2012 07:33 am reply
Cỏ nà nhà chiến nược bác Cá ạ!
Cỏ at 08/03/2012 11:06 pm reply
Đồng ý với bác Cá: đánh bọ mịa, chết thì thôi, chớ chiến nược chiến nác cần quái...
HOA TULIP at 08/07/2012 06:28 am reply
ke ke....Cỏ đánh bằng mồm hơi bị to. Hay mang Daniel zìa uýnh nha huynh
Cỏ at 08/07/2012 01:17 pm reply
Mang liền chớ, sợ gì... Út quên là huynh có máu... oánh nhau từ Ba của huynh hử? Di triền đó... Em trai huynh cũng từng đi lính, có những năm đóng quân trên miền Cao Nguyên nhà Út, nó cũng lính pháo binh y như Ba anh hồi xưa vậy, có điều là lính của nước Việt Nam thống nhất. He he
DHV at 08/02/2012 07:02 am comment
Cỏ ơi...sao dài rứa?
Cỏ at 08/03/2012 11:08 pm reply
Cái gì dài cơ? Bộ thấy rồi hả? Ôi em ngạc nhiên bất ngờ... He he
DHV at 08/03/2012 11:17 pm reply
Ngạc nhiên thế này nè...
HOA TULIP at 08/02/2012 06:40 am comment
Thởi thời xửa xưa,chả dựa vào ai VN vữn 3 lần đánh tan quân Nguyên Mông mừ. "VIỆT NAM SẼ DÙNG VÕ YẾT KIÊU TRÊN BIỂN ĐÔNG
Cỏ at 08/03/2012 11:11 pm reply
Yết Kiêu thời nay uống bia nhiều quá, bụng bự như phao..., làm sao lặn nổi để mà đục tàu... He he
tieumuoi at 08/01/2012 07:38 pm comment
woaa...nể huynh cỏ mềnh xiệt nha... phân tích tình hình chính trị cũng sắc bén dữ nha.. cí điều huynh quan tâm y hệt ...bố muoi hay bàn trong các bữa ăn đóa...rằng các" bác nhà ta" ....vẫn còn đang lưỡng lự, phân vân nhiều lắm trong việc chọn lựa đồng minh "giai đoạn và trước mắt" ..hay cho chân lý "Kẻ thù của kẻ thù của ta là bạn ta". 
Cỏ at 08/03/2012 11:12 pm reply
Thế Tiểu Muội là kẻ thù của ai? Để huynh tìm cách kết bạn với người đó...
tieumuoi at 08/06/2012 07:34 pm reply
ac...mềnh friend mờ huynh...có phẩy như tềnh bạn ví cí thằng Tàu lu manh xưa nay đâu
HOA TULIP at 08/01/2012 01:13 pm comment
Nghe nhà chiến lược Cỏ huynh phân tích thì, VN hãy nup dước cái ô dù của Mỹ khả năng tránh mưa nắng sẽ khả quan hơn phải hôn. Nhưng hình như, ngài thủ tướng cắp tráp thăm Mẽo đã bị ngó lơ nên mới quay sang túm áo anh Nga đới. Thiệt nà...quốc gia cũng giống đứa con nít huynh nhở
Cỏ at 08/03/2012 11:14 pm reply
Ờ... Giống hệt. He he
HOA TULIP at 08/06/2012 06:00 am reply
Nè, vì seo những câu re của huynh cho ut toàn biến thành RÁC thế kia, khôi lại đi cho út đọc chớ huynh
Cỏ at 08/06/2012 01:11 pm reply
Khôi hoài không hiển được á chớ. Để đó từ từ huynh tính coi... Già Khu Khu này dạo rày... bết quá, hỏng có lên nổi...He he
HOA TULIP at 08/04/2012 05:43 am reply
Cỏ huynh đi đâu mừ 2 ngày mới re cồng, làm út tưởng....
Cỏ at 08/05/2012 06:31 pm reply
Đi... mổ bỏ cái bụng bia, để nhỡ đâu mai mốt tổng động viên còn làm được anh Yết Kiêu lặn đục tàu giặc... He he
HOA TULIP at 08/01/2012 01:03 pm comment
Ut TEM cho một bài viết hay!
sato at 07/31/2012 01:24 pm comment
Cảm ơn em nhiều quá, anh phổng mũi lên rồi, đang muốn viết tiếp phần 2 nhưng bận quá, hẹn vài ngày nữa.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét